• 22
  • FUKUODA
  • 45 TRIỆU

Đi XKLĐ nhanh - Lương cao ngất - Đảm bảo uy tín 100% chỉ có tại TTLC


GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

CHƯƠNG TRÌNH THUYỀN VIÊN BIỂN GẦN HÀN QUỐC

Hàn Quốc là quốc gia Châu Á có nhiều điểm văn hóa, khí hậu tương đối quen thuộc với Việt Nam. Đây cũng là quốc gia phát triển vì vậy lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc có mức tiền lương cơ bản cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu lao động trong khu vực châu Á.

Hàn Quốc đã có quan hệ hợp tác lao động với Việt Nam từ rất lâu. Từ đầu những năm 1990, Hàn Quốc đã bắt đầu hợp tác với Việt Nam tiếp nhận lao động đi làm việc theo chương trình lao động ở cấp Chính phủ EPS.  Đây là chương trình hợp tác phi lợi nhuận của chính phủ 2 nước dành để hỗ trợ lao động. Lao động tham gia chương trình chỉ phải trả khoản phí rất nhỏ, không đáng kể, hầu hết các chi phí đều được hỗ trợ.

Hiện tại, Ngoài chương trình EPS, Người lao động Việt Nam có thể tham gia các chương trình đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc như: Chương trình thuyền viên E10 làm việc trên tàu cá; Chương trình kỹ sư E7 cho lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực đóng tàu, chương trình làm việc thời vụ trong nông nghiệp ở Hàn Quốc….

Trong lĩnh vực thuyền viên E10, năm 2011 TTLC là một trong 6 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được cấp phép triển khai. Trải qua 12 năm triển khai, Công ty đã đưa được 3500 thuyền viên Việt nam đi làm việc tại các tàu cá Hàn Quốc. Thuyền viên Việt Nam luôn được các chủ tàu Hàn Quốc đánh giá cao về khả năng thích ứng với công việc, năng suất làm việc cũng như độ dẻo dai. Hiện tại mức lương trung bình hàng tháng của thuyền viên khoảng 45-70 triệu đồng.

Địa bàn tuyển chọn thuyền viên của TTLC chủ yếu nằm tại các tỉnh ven biển miền trung như Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi…Những thuyền viên do TTLC làm thủ tục đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. Hầu hết các thuyền viên sau khi kết thúc 1 hoặc 2 hợp đồng lao động tại Hàn Quốc trở về đều xây được những căn nhà khang trang, nhiều thuyền viên đã có vốn mở xưởng hoặc mua sắm tàu công suất lớn để phát triển nghề tại địa phương